Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175117

Cách mạng Tháng Tám và bài học về phát huy ý chí tự lực, tự cường

Ngày 23/08/2021 09:52:06

Một trong những bài học quan trọng được đúc kết từ thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã nhất tề vùng lên tự lực, tự cường tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa long trời, lở đất, giành chính quyền về tay Nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc. Cho đến hôm nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.

 636295902.jpg
Từ thời các Vua Hùng dựng nước, đến Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa “đền nợ nước, trả thù nhà”, ước vọng của Triệu Thị Trinh “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn”... hay qua lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi..., ý chí tự lực, tự cường, khát vọng độc lập và hùng cường dân tộc đã được nuôi dưỡng, hun đúc trở thành giá trị truyền thống, lẽ sống và sức mạnh Việt Nam.

Kế thừa, thấm đẫm những giá trị cao đẹp ấy, là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Người cho rằng với ý chí, khát vọng đấu tranh mãnh liệt, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không. Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.

Trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang); căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giành được chính quyền. Người đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, Nhân dân cũng làm được”. Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Người và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam.

Khi thời cơ cách mạng chín muồi (8-1945), Người đã gửi Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa trong cả nước: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, ngay khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh nội lực của hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã được phát huy, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chỉ trong vòng 15 ngày, Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, đập tan chế độ thực dân thống trị nước ta hơn 80 năm, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, khai sinh nền dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục được phát triển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau này. Sau ngày nền độc lập ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự lúc giành quyền độc lập đến nay, xứ Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yên nội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh thủ ngoại giao được thắng lợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan”. Điều này đã nói lên tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng và Bác Hồ trong xây dựng và bảo vệ đất nước là phát huy tối đa các nguồn lực bên trong, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, có chính sách mở cửa, hỗ trợ phát triển nền kinh tế nhằm tạo nội lực dân tộc vững mạnh.

Với ý chí mãnh liệt về khát vọng độc lập dân tộc, bằng sức mạnh của sự tự lực, tự cường, các tầng lớp Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng lịch sử 30-4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quy tụ, khơi dậy, phát huy ý chí tự cường và khát vọng phát triển của toàn dân tộc trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, tạo nên những dấu ấn nổi bật, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, Văn kiện Đại hội XIII cũng xác định rõ: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu rộng tới toàn cầu, một lần nữa tinh thần tự lực, tự cường, đồng lòng chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức của Nhân dân Việt Nam lại càng được nhân lên, tỏa sáng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư “Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong nhiều tháng qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của Nhân dân. Các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài nước không chỉ đóng góp công sức mà còn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống dịch. Tinh thần “Mình vì mọi người và mọi người vì mình” đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Những đội xung kích tình nguyện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời cho người dân yếu thế; những nhóm thiện nguyện ủng hộ thần tốc tự giúp nhau, tự cứu nhau trong các vùng dịch ở thời khắc khó khăn. Những chiến binh áo trắng không quản ngại hy sinh, gian khổ, vắt kiệt sức để chạy đua với thời gian cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân. Những chiến sĩ lực lượng vũ trang và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch đã căng mình nhiều tháng qua để rà quét, khoanh vùng dập dịch, bảo vệ sự an toàn cho từng khu dân cư... Những nghĩa cử cao đẹp ấy đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chủ động, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19.

“Chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết, càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm, càng quyết tâm cao hơn nữa”, càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất, với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ”, “mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch”. Hơn bao giờ hết, thực hiện lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta càng cần được tiếp tục lan tỏa, phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc thì trước hết phải bắt đầu bằng ý chí tự lực, tự cường của mỗi cá nhân. “Triệu trái tim, một ý chí”, mỗi người dân bằng một phần công sức nhỏ bé của mình, cùng chung sức, đồng lòng tạo thành ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc để chiến thắng đại dịch COVID-19.

Cách mạng Tháng Tám và bài học về phát huy ý chí tự lực, tự cường

Đăng lúc: 23/08/2021 09:52:06 (GMT+7)

Một trong những bài học quan trọng được đúc kết từ thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Với tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân ta đã nhất tề vùng lên tự lực, tự cường tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa long trời, lở đất, giành chính quyền về tay Nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc. Cho đến hôm nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.

 636295902.jpg
Từ thời các Vua Hùng dựng nước, đến Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa “đền nợ nước, trả thù nhà”, ước vọng của Triệu Thị Trinh “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn”... hay qua lời tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi..., ý chí tự lực, tự cường, khát vọng độc lập và hùng cường dân tộc đã được nuôi dưỡng, hun đúc trở thành giá trị truyền thống, lẽ sống và sức mạnh Việt Nam.

Kế thừa, thấm đẫm những giá trị cao đẹp ấy, là người tìm đường và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường. Trong những năm bôn ba ở nước ngoài, Người cho rằng với ý chí, khát vọng đấu tranh mãnh liệt, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không. Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường trong đấu tranh cách mạng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”.

Trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Người chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang); căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giành được chính quyền. Người đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhân dân. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. “Nếu lãnh đạo khéo thì việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, Nhân dân cũng làm được”. Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Người và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam.

Khi thời cơ cách mạng chín muồi (8-1945), Người đã gửi Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa trong cả nước: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”.

Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, ngay khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức mạnh nội lực của hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã được phát huy, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chỉ trong vòng 15 ngày, Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, đập tan chế độ thực dân thống trị nước ta hơn 80 năm, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, khai sinh nền dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục được phát triển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau này. Sau ngày nền độc lập ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự lúc giành quyền độc lập đến nay, xứ Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yên nội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh thủ ngoại giao được thắng lợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan”. Điều này đã nói lên tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng và Bác Hồ trong xây dựng và bảo vệ đất nước là phát huy tối đa các nguồn lực bên trong, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, có chính sách mở cửa, hỗ trợ phát triển nền kinh tế nhằm tạo nội lực dân tộc vững mạnh.

Với ý chí mãnh liệt về khát vọng độc lập dân tộc, bằng sức mạnh của sự tự lực, tự cường, các tầng lớp Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng lịch sử 30-4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục quy tụ, khơi dậy, phát huy ý chí tự cường và khát vọng phát triển của toàn dân tộc trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, tạo nên những dấu ấn nổi bật, như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Để phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, Văn kiện Đại hội XIII cũng xác định rõ: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động sâu rộng tới toàn cầu, một lần nữa tinh thần tự lực, tự cường, đồng lòng chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức của Nhân dân Việt Nam lại càng được nhân lên, tỏa sáng. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư “Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong nhiều tháng qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng của Nhân dân. Các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài nước không chỉ đóng góp công sức mà còn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống dịch. Tinh thần “Mình vì mọi người và mọi người vì mình” đã được thắp sáng và lan tỏa trong cộng đồng. Những đội xung kích tình nguyện “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời cho người dân yếu thế; những nhóm thiện nguyện ủng hộ thần tốc tự giúp nhau, tự cứu nhau trong các vùng dịch ở thời khắc khó khăn. Những chiến binh áo trắng không quản ngại hy sinh, gian khổ, vắt kiệt sức để chạy đua với thời gian cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân. Những chiến sĩ lực lượng vũ trang và lực lượng trên tuyến đầu chống dịch đã căng mình nhiều tháng qua để rà quét, khoanh vùng dập dịch, bảo vệ sự an toàn cho từng khu dân cư... Những nghĩa cử cao đẹp ấy đã góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, chủ động, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch COVID-19.

“Chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết, càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm, càng quyết tâm cao hơn nữa”, càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, thống nhất, với tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ”, “mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương là một pháo đài chống dịch”. Hơn bao giờ hết, thực hiện lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta càng cần được tiếp tục lan tỏa, phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc thì trước hết phải bắt đầu bằng ý chí tự lực, tự cường của mỗi cá nhân. “Triệu trái tim, một ý chí”, mỗi người dân bằng một phần công sức nhỏ bé của mình, cùng chung sức, đồng lòng tạo thành ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc để chiến thắng đại dịch COVID-19.