Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175117

Kế hoạch

Ngày 20/05/2020 00:00:00

Kế hoạch đảm bảo ATTP năm 2020 của xã Cẩm Lương

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

 XÃ CẨM LƯƠNG

Số: 15/KH-UBND

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    Cẩm Lương, ngày 02  tháng  02  năm 2020

                                                     KẾ HOẠCH

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020

 

Năm 2019 công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đã thu được những kết quả đáng khích lệ đó là: Tình hình ngộ độc thực phẩm ổn định, không có vụ ngộ độc nào xảy ra trên địa bàn; Công tác kiểm tra được tăng cường cả về chất lượng và số lượng; nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện về bếp ăn tập thể trên địa bàn xã.

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác an toàn thực phẩm của xã nhà vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đó là: Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát ATTP còn thiếu; Ý thức của người sản xuất kinh doanh chấp hành các quy định về ATTP còn hạn chế; Các cơ sở thực phẩm trong xã đa phần là nhỏ lẻ, nên điều kiện đảm bảo ATTP còn rất hạn hẹp; Công tác phối hợp với cấp trên để thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh nhưng việc xử lý còn nương nhẹ; Nguồn kinh phí cho công tác đảm ATTP quá ít; Một số ngành thành viên BCĐ chưa thực sự vào cuộc;

Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020; UBND xã Cẩm Lương xây dựng kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020 với nội dung như sau:

 I. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

- Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, tất cả mọi người dân trên địa bàn huyện đều được được sử dụng thực phẩm an toàn.

- Thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 04/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 05/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Chỉ tiêu về an toàn thực phẩm được giao tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 03//01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Tăng cường sự phối hợp công tác, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo xã.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo xã trong việc thực hiện điều phối hoạt động giữa các ngành, các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai công tác VSATTP trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể:   

* Chỉ tiêu:

UBND xã Cẩm Lương tiến hành thực hiện tốt 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa và thực hiện một số chỉ tiêu do huyện giao cụ thể dưới đây:

- Xây dựng 01 cửa hàng ATTP, 01 bếp ăn tập thể và phấn đấu xây dựng hoàn thành xã ATTP năm 2020. ( Có biểu chi tiết các chỉ tiêu của tỉnh và huyện giao)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn về quản lý VSATTP:

- Công chức phụ trách vị sinh ATTP xã căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020 trên địa bàn xã. Tham mưu triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

2. Công tác thông tin truyền thông:

- Trạm y tế chủ trì phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch

- Các ngành và các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh với tuyên truyền phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, chỉ đạo hệ thống truyền thanh thường xuyên duy trì chuyên mục tuyên truyền công tác bảo đảm VSATTP.

-  Đài truyền thanh của xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU; phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP thường xuyên duy trì chuyên mục tuyên truyền công tác bảo đảm VSATTP.

3. Tập trung xây dựng và phát triển các mô hình an toàn thực phẩm và xây dựng xã an toàn thực phẩm:

           a) Công chức Văn phòng phụ trách Vệ sinh ATTP phối hợp với Trạm Y tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng các chỉ tiêu ATTP được UBND tỉnh và UBND huyện giao.

- Ban Nông nghiệp, Trạm y tế theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ các thôn triển khai thực hiện các tiêu chí,chỉ tiêu xây dựng xã ATTP; đề nghị cấp trên cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,  bếp ăn tập thể ATTP. Định kỳ hàng quý báo cáo huyện kết quả thực hiện 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

b) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tích cực nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, kịp thời khen thưởng, động viên các đoàn viên, hội viên, các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP; Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng các mô hình điểm "Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP", mô hình các sản phẩm an toàn thông qua thành lập các tổ hợp tác, tổ liên kết; Hội Cựu chiến binh xây dựng mô hình “Cựu chiến binh nói không với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP”; Đoàn Thanh niên xây dựng mô hình điểm thanh niên tự quản đảm bảo vệ sinh ATTP; Hội Nông dân xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn theo hình thức nhóm hộ, tổ liên kết, hợp tác với tiêu chí “Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”

4. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- UBND xã thành lập BCĐ kiểm tra liên ngành kiểm tra định kỳ vào các đợt cao điểm trong năm và kiểm tra đột xuất khi có chỉ đạo của cấp trên, hoặc cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong quá trình kiểm tra thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên để tránh bỏ sót, trùng lặp tại cơ sở. Thông báo kết quả cho cơ sở được kiểm tra biết và có biện pháp xử lý nếu có sai phạm.

Giao Văn phòng phụ trách VSATTP tham mưu và phối hợp với các ngành, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm.

5. Công tác giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

- Củng cố và tăng cường hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm.

- Tăng cường kiểm soát ATTP tại các bếp ăn tập thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Phối hợp với đoàn liên ngành cấp trên tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các quán có bán cây cỏ nam không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận, không đảm bảo VSATTP.

III. KINH PHÍ:

Ban Tài chính – Kế hoạch xã tham mưu cho UBND xã bảo đảm kinh phí cho thực hiện công tác bảo đảm ATTP, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bảo đảm chất lượng VSATTP theo quy định.

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

            1. Ban chỉ đạo Liên ngành xã  Căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch kiểm tra liên ngành VSATTP năm 2020 trên địa bàn xã để triển khai thực hiện.

         2. Văn Phòng phụ trách Vệ sinh ATTP Chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Lập dự trù kinh phí, sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác quản lý về VSATTP đối với các đơn vị, các cá nhân được kiểm tra.

          3. Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành xã Chủ trì Đoàn kiểm tra, thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND xã;  Phối hợp với các Đoàn kiểm tra cấp trên tiến hành kiểm tra các cơ sở thực phẩm trên địa bàn quản ; tuân thủ trình tự, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời gian kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ sở được kiểm tra; không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ sở được kiểm tra; thông báo lịch kiểm tra cụ thể cho cơ sở thực phẩm được kiểm tra.

           4. Đài truyền thanh xã tổ chức thông báo, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã về đảm bảo ATTP cho mọi người dân biết để người dân nâng cao kiến thức pháp luật và có trách nhiệm chung tay xây dựng và hoàn thành xã đạt an toàn thực phẩm trong năm 2020. 

           5. Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về đảm bảo vệ sinh ATTP, công tác quản lý của Nhà nước về vệ sinh ATTP.

               6. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã, các ngành, các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung kế hoạch này xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; định kỳ tháng, quý, năm tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo về UBND xã theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020 của UBND xã Cẩm Lương, yêu cầu Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã, các ngành, các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện đạt kết quả./.                                                            

Nơi nhận: 

 - Văn phòng UBND huyện (BC);                                                     

- BCĐ quản lý VSATTP huyện (B/C);                                                      

- TT ĐU, TT HĐND xã (B/C);                                                         

- Thành viên BCĐ;                                                  

- Các đơn vị, các ngành;

- Lưu: VP.                                                                                                   

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ngô Văn Hạnh


 

UBND xã Cẩm Lương tiến hành thực hiện tốt 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa và 03 chỉ tiêu của UBND huyện Cẩm Thủy cụ thể dưới đây:

1. Chỉ tiêu của tỉnh.

I.

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1

Tổ chức bộ máy.

1.1

Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo xã).

1.2

Thành lập/kiện toàn Ban Nông nghiệp hoặc giao đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm (đối với xã không thành lập Ban Nông nghiệp).

1.3

Thành lập/kiện toàn Tổ giám sát cộng đồng thôn, bản, phố (sau đây gọi tắt là Tổ giám sát).

2

Thể chế, kế hoạch.

2.1

Ban hành quy chế, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xã, Ban Nông nghiệp xã hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát.

2.2

Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về an toàn thực phẩm trong nghị quyết hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2.3

Ủy quyền cho Tổ giám sát cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm.

2.4

Ban hành quy chế hoặc chương trình phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.

3

Kết quả hoạt động.

3.1

Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Nông nghiệp hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được cấp trên giao về an toàn thực phẩm.

3.2

Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Nông nghiệp hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát có giải pháp thực hiện hiệu quả về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

II.

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN

4

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên hệ thống đài truyền thanh hoặc các hình thức tuyên truyền khác.

5

Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

6

Thực hiện công khai vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; khen thưởng, biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

III.

CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH

7

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

8

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

9

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

10

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tuân thủ các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định.

11

Tỷ lệ sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

12

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

13

Tỷ lệ bếp ăn tập thể được công nhận bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm.

14

Chợ kinh doanh thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn (đối với xã có chợ trong quy hoạch) hoặc cửa hàng kinh doanh thực phẩm (đối với xã không có chợ) đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm.

IV.

KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

15

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định.

16

Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có).

2. Chỉ tiêu của huyện.

   

1

    Hoàn thành xã an toàn thực phẩm năm 2020

2

   Có 01 bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm

3

   Có 01 cửa hàng đảm bảo an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

Kế hoạch

Đăng lúc: 20/05/2020 00:00:00 (GMT+7)

Kế hoạch đảm bảo ATTP năm 2020 của xã Cẩm Lương

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

 XÃ CẨM LƯƠNG

Số: 15/KH-UBND

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                    Cẩm Lương, ngày 02  tháng  02  năm 2020

                                                     KẾ HOẠCH

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020

 

Năm 2019 công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) đã thu được những kết quả đáng khích lệ đó là: Tình hình ngộ độc thực phẩm ổn định, không có vụ ngộ độc nào xảy ra trên địa bàn; Công tác kiểm tra được tăng cường cả về chất lượng và số lượng; nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện về bếp ăn tập thể trên địa bàn xã.

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác an toàn thực phẩm của xã nhà vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, đó là: Điều kiện trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát ATTP còn thiếu; Ý thức của người sản xuất kinh doanh chấp hành các quy định về ATTP còn hạn chế; Các cơ sở thực phẩm trong xã đa phần là nhỏ lẻ, nên điều kiện đảm bảo ATTP còn rất hạn hẹp; Công tác phối hợp với cấp trên để thanh tra, kiểm tra đã được đẩy mạnh nhưng việc xử lý còn nương nhẹ; Nguồn kinh phí cho công tác đảm ATTP quá ít; Một số ngành thành viên BCĐ chưa thực sự vào cuộc;

Thực hiện Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020; UBND xã Cẩm Lương xây dựng kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2020 với nội dung như sau:

 I. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

- Đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, tất cả mọi người dân trên địa bàn huyện đều được được sử dụng thực phẩm an toàn.

- Thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 04/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 05/10/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; Chỉ tiêu về an toàn thực phẩm được giao tại Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 03//01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

- Tăng cường sự phối hợp công tác, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo xã.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo xã trong việc thực hiện điều phối hoạt động giữa các ngành, các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ được UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện giao; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập từ thực tiễn triển khai công tác VSATTP trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể:   

* Chỉ tiêu:

UBND xã Cẩm Lương tiến hành thực hiện tốt 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa và thực hiện một số chỉ tiêu do huyện giao cụ thể dưới đây:

- Xây dựng 01 cửa hàng ATTP, 01 bếp ăn tập thể và phấn đấu xây dựng hoàn thành xã ATTP năm 2020. ( Có biểu chi tiết các chỉ tiêu của tỉnh và huyện giao)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG.

1. Hoàn thiện văn bản hướng dẫn về quản lý VSATTP:

- Công chức phụ trách vị sinh ATTP xã căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tham mưu ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020 trên địa bàn xã. Tham mưu triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

2. Công tác thông tin truyền thông:

- Trạm y tế chủ trì phối hợp với các ngành, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch

- Các ngành và các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh với tuyên truyền phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại khu dân cư, chỉ đạo hệ thống truyền thanh thường xuyên duy trì chuyên mục tuyên truyền công tác bảo đảm VSATTP.

-  Đài truyền thanh của xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 04- NQ/TU; phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP thường xuyên duy trì chuyên mục tuyên truyền công tác bảo đảm VSATTP.

3. Tập trung xây dựng và phát triển các mô hình an toàn thực phẩm và xây dựng xã an toàn thực phẩm:

           a) Công chức Văn phòng phụ trách Vệ sinh ATTP phối hợp với Trạm Y tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng các chỉ tiêu ATTP được UBND tỉnh và UBND huyện giao.

- Ban Nông nghiệp, Trạm y tế theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và giúp đỡ các thôn triển khai thực hiện các tiêu chí,chỉ tiêu xây dựng xã ATTP; đề nghị cấp trên cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn,  bếp ăn tập thể ATTP. Định kỳ hàng quý báo cáo huyện kết quả thực hiện 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

b) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể tích cực nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả, kịp thời khen thưởng, động viên các đoàn viên, hội viên, các điển hình tiên tiến trong công tác đảm bảo ATTP; Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng các mô hình điểm "Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh ATTP", mô hình các sản phẩm an toàn thông qua thành lập các tổ hợp tác, tổ liên kết; Hội Cựu chiến binh xây dựng mô hình “Cựu chiến binh nói không với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP”; Đoàn Thanh niên xây dựng mô hình điểm thanh niên tự quản đảm bảo vệ sinh ATTP; Hội Nông dân xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn theo hình thức nhóm hộ, tổ liên kết, hợp tác với tiêu chí “Không sản xuất rau không an toàn; không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”

4. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- UBND xã thành lập BCĐ kiểm tra liên ngành kiểm tra định kỳ vào các đợt cao điểm trong năm và kiểm tra đột xuất khi có chỉ đạo của cấp trên, hoặc cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Trong quá trình kiểm tra thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên để tránh bỏ sót, trùng lặp tại cơ sở. Thông báo kết quả cho cơ sở được kiểm tra biết và có biện pháp xử lý nếu có sai phạm.

Giao Văn phòng phụ trách VSATTP tham mưu và phối hợp với các ngành, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành trong các đợt cao điểm.

5. Công tác giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

- Củng cố và tăng cường hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm.

- Tăng cường kiểm soát ATTP tại các bếp ăn tập thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Phối hợp với đoàn liên ngành cấp trên tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các quán có bán cây cỏ nam không rõ nguồn gốc, không có chứng nhận, không đảm bảo VSATTP.

III. KINH PHÍ:

Ban Tài chính – Kế hoạch xã tham mưu cho UBND xã bảo đảm kinh phí cho thực hiện công tác bảo đảm ATTP, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bảo đảm chất lượng VSATTP theo quy định.

          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

            1. Ban chỉ đạo Liên ngành xã  Căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch kiểm tra liên ngành VSATTP năm 2020 trên địa bàn xã để triển khai thực hiện.

         2. Văn Phòng phụ trách Vệ sinh ATTP Chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Lập dự trù kinh phí, sử dụng kinh phí đúng mục đích, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND khen thưởng, xử lý vi phạm trong công tác quản lý về VSATTP đối với các đơn vị, các cá nhân được kiểm tra.

          3. Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành xã Chủ trì Đoàn kiểm tra, thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND xã;  Phối hợp với các Đoàn kiểm tra cấp trên tiến hành kiểm tra các cơ sở thực phẩm trên địa bàn quản ; tuân thủ trình tự, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời gian kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ sở được kiểm tra; không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ sở được kiểm tra; thông báo lịch kiểm tra cụ thể cho cơ sở thực phẩm được kiểm tra.

           4. Đài truyền thanh xã tổ chức thông báo, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã về đảm bảo ATTP cho mọi người dân biết để người dân nâng cao kiến thức pháp luật và có trách nhiệm chung tay xây dựng và hoàn thành xã đạt an toàn thực phẩm trong năm 2020. 

           5. Mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về đảm bảo vệ sinh ATTP, công tác quản lý của Nhà nước về vệ sinh ATTP.

               6. Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã, các ngành, các đơn vị có liên quan căn cứ nội dung kế hoạch này xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; định kỳ tháng, quý, năm tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo về UBND xã theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2020 của UBND xã Cẩm Lương, yêu cầu Ban chỉ đạo vệ sinh ATTP xã, các ngành, các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện đạt kết quả./.                                                            

Nơi nhận: 

 - Văn phòng UBND huyện (BC);                                                     

- BCĐ quản lý VSATTP huyện (B/C);                                                      

- TT ĐU, TT HĐND xã (B/C);                                                         

- Thành viên BCĐ;                                                  

- Các đơn vị, các ngành;

- Lưu: VP.                                                                                                   

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ngô Văn Hạnh


 

UBND xã Cẩm Lương tiến hành thực hiện tốt 16 chỉ tiêu tại Quyết định số 32/2018/QĐ-UBND ngày 12//11/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa và 03 chỉ tiêu của UBND huyện Cẩm Thủy cụ thể dưới đây:

1. Chỉ tiêu của tỉnh.

I.

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

1

Tổ chức bộ máy.

1.1

Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo xã).

1.2

Thành lập/kiện toàn Ban Nông nghiệp hoặc giao đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm (đối với xã không thành lập Ban Nông nghiệp).

1.3

Thành lập/kiện toàn Tổ giám sát cộng đồng thôn, bản, phố (sau đây gọi tắt là Tổ giám sát).

2

Thể chế, kế hoạch.

2.1

Ban hành quy chế, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo xã, Ban Nông nghiệp xã hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát.

2.2

Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về an toàn thực phẩm trong nghị quyết hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2.3

Ủy quyền cho Tổ giám sát cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm.

2.4

Ban hành quy chế hoặc chương trình phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.

3

Kết quả hoạt động.

3.1

Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Nông nghiệp hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được cấp trên giao về an toàn thực phẩm.

3.2

Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Nông nghiệp hoặc đơn vị đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, Tổ giám sát có giải pháp thực hiện hiệu quả về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

II.

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN, TẬP HUẤN

4

Tổ chức thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên hệ thống đài truyền thanh hoặc các hình thức tuyên truyền khác.

5

Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

6

Thực hiện công khai vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; khen thưởng, biểu dương các gương điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

III.

CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH

7

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

8

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

9

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

10

Tỷ lệ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ tuân thủ các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định.

11

Tỷ lệ sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

12

Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ.

13

Tỷ lệ bếp ăn tập thể được công nhận bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm.

14

Chợ kinh doanh thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn (đối với xã có chợ trong quy hoạch) hoặc cửa hàng kinh doanh thực phẩm (đối với xã không có chợ) đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm.

IV.

KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

15

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra định kỳ, đột xuất theo quy định.

16

Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định (nếu có).

2. Chỉ tiêu của huyện.

   

1

    Hoàn thành xã an toàn thực phẩm năm 2020

2

   Có 01 bếp ăn tập thể bảo đảm an toàn thực phẩm

3

   Có 01 cửa hàng đảm bảo an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

Từ khóa bài viết: