Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toànNgày 06/11/2023 00:00:00 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hướng người tiêu dùng sử dụng công cụ liên kết để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng ngày càng tăng. Do đó, việc người sản xuất, đơn vị quản lý, kinh doanh áp dụng công nghệ 4.0 để quản lý, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn càng trở nên phổ biến. Hoạt động đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của xã hội về sản xuất sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.Trang trại Thảo Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan ở xã Quảng Hợp (Quảng Xương) ứng dụng công nghệ số trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tham gia sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại Thảo Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan, thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã hình thành được chuỗi cung ứng hàng chục loại nông sản chất lượng. Song, gia đình chị luôn trăn trở để sản phẩm của mình không bị “hòa tan”, đánh đồng với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, ngoài việc sản xuất theo tiêu chuẩn quy định để tạo ra sản phẩm chất lượng, gia đình chị Hoan còn chú trọng giới thiệu, quảng bá quy trình sản xuất “chuẩn” tới đơn vị phân phối và người tiêu dùng. Chị Hoan chia sẻ: “Quy trình sản xuất của trang trại đã được cơ quan chuyên môn chứng nhận, tuy nhiên, để thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm và truy xuất của người tiêu dùng, chúng tôi đã đăng ký QR Code tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, như: quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói... Với thao tác “check” QR Code gắn trên sản phẩm bằng smartphone, khách hàng đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm và không bị lẫn với bất kỳ sản phẩm, nhãn hiệu nào khác". Được biết, việc áp dụng giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin điện tử để quản lý nguồn gốc sản phẩm đã giúp trang trại của gia đình chị Hoan chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở sản xuất hàng hóa tiên tiến, bền vững, đem lại lợi nhuận ổn định. Hiện, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP mang nhãn hiệu Thảo Hiền, như: dưa vàng, cà chua, mướp, dưa chuột baby... đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử, được người tiêu dùng đánh giá cao. Không chỉ với người sản xuất, hiện nay, nhiều người tiêu dùng cũng tích cực áp dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Chị Lê Thị Tâm, chủ siêu thị AT Mart, cho biết: Khoảng 80% khách hàng khi đến siêu thị mua sắm các mặt hàng nông sản, thực phẩm đều sử dụng check mã QR để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Đây là hành động thông minh góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chống hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9-2023, trên địa bàn tỉnh có 23 đơn vị được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Để cung cấp thông tin về sản phẩm, các cơ quan liên quan của tỉnh đã xây dựng hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử, sử dụng mã QR để quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm. Theo đó, có gần 600.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản đã được cấp. Việc xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thông qua công nghệ số đã giúp người nông dân và những người khác tham gia chuỗi sẽ tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chứng minh chất lượng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa Lê Thị Huyền Thu cho biết: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp là một trong 10 nhiệm vụ, mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; đăng ký tài khoản kinh doanh, tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận trong quá trình kết nối mua bán trên các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, ngành đã hỗ trợ phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, giám sát và kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường; đồng thời giúp các cơ sở xây dựng nhật ký điện tử cho sản phẩm... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đối với sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn. Nguồn:baothanhhoa.vn
Đăng lúc: 06/11/2023 00:00:00 (GMT+7) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, xu hướng người tiêu dùng sử dụng công cụ liên kết để tìm kiếm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng ngày càng tăng. Do đó, việc người sản xuất, đơn vị quản lý, kinh doanh áp dụng công nghệ 4.0 để quản lý, phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn càng trở nên phổ biến. Hoạt động đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của xã hội về sản xuất sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.Trang trại Thảo Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan ở xã Quảng Hợp (Quảng Xương) ứng dụng công nghệ số trong quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tham gia sản xuất rau, củ, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại Thảo Hiền của gia đình chị Nguyễn Thị Hoan, thôn Én Giang, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã hình thành được chuỗi cung ứng hàng chục loại nông sản chất lượng. Song, gia đình chị luôn trăn trở để sản phẩm của mình không bị “hòa tan”, đánh đồng với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Do đó, ngoài việc sản xuất theo tiêu chuẩn quy định để tạo ra sản phẩm chất lượng, gia đình chị Hoan còn chú trọng giới thiệu, quảng bá quy trình sản xuất “chuẩn” tới đơn vị phân phối và người tiêu dùng. Chị Hoan chia sẻ: “Quy trình sản xuất của trang trại đã được cơ quan chuyên môn chứng nhận, tuy nhiên, để thuận tiện cho việc quảng bá sản phẩm và truy xuất của người tiêu dùng, chúng tôi đã đăng ký QR Code tích hợp với thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, như: quy trình sản xuất, thu hoạch, đóng gói... Với thao tác “check” QR Code gắn trên sản phẩm bằng smartphone, khách hàng đã có thể nắm được đầy đủ thông tin nguồn gốc của sản phẩm và không bị lẫn với bất kỳ sản phẩm, nhãn hiệu nào khác". Được biết, việc áp dụng giải pháp ứng dụng hệ thống thông tin điện tử để quản lý nguồn gốc sản phẩm đã giúp trang trại của gia đình chị Hoan chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở sản xuất hàng hóa tiên tiến, bền vững, đem lại lợi nhuận ổn định. Hiện, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP mang nhãn hiệu Thảo Hiền, như: dưa vàng, cà chua, mướp, dưa chuột baby... đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử, được người tiêu dùng đánh giá cao. Không chỉ với người sản xuất, hiện nay, nhiều người tiêu dùng cũng tích cực áp dụng công nghệ số để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản. Chị Lê Thị Tâm, chủ siêu thị AT Mart, cho biết: Khoảng 80% khách hàng khi đến siêu thị mua sắm các mặt hàng nông sản, thực phẩm đều sử dụng check mã QR để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Đây là hành động thông minh góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chống hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9-2023, trên địa bàn tỉnh có 23 đơn vị được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Để cung cấp thông tin về sản phẩm, các cơ quan liên quan của tỉnh đã xây dựng hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử, sử dụng mã QR để quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm. Theo đó, có gần 600.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản đã được cấp. Việc xây dựng, quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thông qua công nghệ số đã giúp người nông dân và những người khác tham gia chuỗi sẽ tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả chứng minh chất lượng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa Lê Thị Huyền Thu cho biết: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp là một trong 10 nhiệm vụ, mục tiêu mà ngành nông nghiệp đề ra nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; đăng ký tài khoản kinh doanh, tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất; hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận trong quá trình kết nối mua bán trên các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, ngành đã hỗ trợ phần mềm ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp trong tình hình mới, từng bước hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu để quản lý, giám sát và kiểm soát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường; đồng thời giúp các cơ sở xây dựng nhật ký điện tử cho sản phẩm... từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đối với sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn. Nguồn:baothanhhoa.vn
|