Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Ngày 24/01/2024 00:00:00
Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Chiều ngày 28/12/2023, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số. Tham dự Phiên họp tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chuyển đổi số tỉnh; Mai Xuân Liêm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Chuyển đổi số tỉnh; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, công tác chuyển đổi số của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng, quốc tế đánh giá thứ hạng của Việt Nam cao đáng kể như: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Liên minh Bưu chính thế giới xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% . Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu mang lại kết quả cụ thể, giải quyết được các bài toán liên ngành mà trước đây rất khó giải quyết triệt để.
Báo cáo đánh giá cụ thể, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số , kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó: 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung mới có thể hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 81%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc như thể chế số còn chưa đầy đủ, đồng bộ, dẫn đến việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường số chưa được thông suốt và liền mạch; còn nhiều công đoạn vẫn phải xử lý thủ công, nhiều trường hợp còn làm tăng thêm việc, tăng thêm thời gian xử lý khi phải xử lý đồng thời theo cả phương thức truyền thống và điện tử. Nhận thức về dữ liệu số, nền tảng số và năng lực tổ chức triển khai còn chưa đầy đủ; lúng túng trong việc xác định mô hình tổng thể, chức năng, tính năng mô hình kiến trúc, các CSDL quy mô quốc gia, nền tảng số quốc gia, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai. Thiếu nguồn nhân lực cho chuyển đổi số…
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, công tác chuyển đổi số của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng, quốc tế đánh giá thứ hạng của Việt Nam cao đáng kể như: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Liên minh Bưu chính thế giới xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% . Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu mang lại kết quả cụ thể, giải quyết được các bài toán liên ngành mà trước đây rất khó giải quyết triệt để.
Báo cáo đánh giá cụ thể, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số , kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó: 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung mới có thể hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 81%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc như thể chế số còn chưa đầy đủ, đồng bộ, dẫn đến việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường số chưa được thông suốt và liền mạch; còn nhiều công đoạn vẫn phải xử lý thủ công, nhiều trường hợp còn làm tăng thêm việc, tăng thêm thời gian xử lý khi phải xử lý đồng thời theo cả phương thức truyền thống và điện tử. Nhận thức về dữ liệu số, nền tảng số và năng lực tổ chức triển khai còn chưa đầy đủ; lúng túng trong việc xác định mô hình tổng thể, chức năng, tính năng mô hình kiến trúc, các CSDL quy mô quốc gia, nền tảng số quốc gia, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai. Thiếu nguồn nhân lực cho chuyển đổi số…
Đối với tỉnh Thanh Hóa, năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã ban hành 01 Chỉ thị, 15 Quyết định, 06 Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo về công tác chuyển đổi số. Với quyết tâm thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số; đổi mới phương thức làm việc; quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; trong thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều sự thay đổi, đổi mới và hiện đại hóa nền hành chính. Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các quan khối Đảng, Chính quyền, Đoàn thể ở cả 03 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh; thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa Chính quyền và Doanh nghiệp. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 2.939.433 lượt văn bản; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98,5%.Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh cung cấp 842 dịch vụ công trực tuyến một phần và 868 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.710 dịch vụ (Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 22/8/2023); tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn đạt 98%. Đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022 theo Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành việc kết nối chính thức giữa Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc Gia về Dân cư từ ngày 20/02/2023; giúp cho người dân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính được định danh và xác thực điện tử thông suốt; không phải khai báo thông tin ban đầu. . Kinh tế số đã bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng đóng góp kinh tế số của tỉnh trong tổng quy mô nền kinh tế đạt 8,28%...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác CĐS năm 2023 và biểu dương sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm qua là rất đáng phấn khởi nhưng chúng ta không được thỏa mãn, không chủ quan, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình CĐS, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những bài học rút ra trong quá trình CĐS thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện mục tiêu CĐS, đó là phải luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong CĐS. Trong quá trình thực hiện, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn và hành động phải quyết liệt.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo CĐS các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt đông CĐS trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia CĐS, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho CĐS; chủ động phối hợp, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm qua là rất đáng phấn khởi nhưng chúng ta không được thỏa mãn, không chủ quan, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình CĐS, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những bài học rút ra trong quá trình CĐS thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện mục tiêu CĐS, đó là phải luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong CĐS. Trong quá trình thực hiện, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn và hành động phải quyết liệt.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo CĐS các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt đông CĐS trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia CĐS, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho CĐS; chủ động phối hợp, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
Tin cùng chuyên mục
-
Các phương pháp tấn công an toàn thông tin trên mạng Internet
24/07/2024 00:00:00 -
Dừng công nghệ 2G từ ngày 16/9/2024
18/07/2024 00:00:00 -
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG DÂN ĐĂNG NHẬP (QUA TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ CẤP BỞI BỘ CÔNG AN - VNEID)
16/07/2024 00:00:00 -
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ - LỢI ÍCH DOANH NGHIỆP CẦN NẮM BẮT
09/07/2024 00:00:00
Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Đăng lúc: 24/01/2024 00:00:00 (GMT+7)
Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số
Chiều ngày 28/12/2023, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS đã tổ chức phiên họp Tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban quốc về chuyển đổi số. Tham dự Phiên họp tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham dự Phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Chuyển đổi số tỉnh; Mai Xuân Liêm - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Chuyển đổi số tỉnh; cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, công tác chuyển đổi số của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng, quốc tế đánh giá thứ hạng của Việt Nam cao đáng kể như: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Liên minh Bưu chính thế giới xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% . Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu mang lại kết quả cụ thể, giải quyết được các bài toán liên ngành mà trước đây rất khó giải quyết triệt để.
Báo cáo đánh giá cụ thể, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số , kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó: 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung mới có thể hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 81%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc như thể chế số còn chưa đầy đủ, đồng bộ, dẫn đến việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường số chưa được thông suốt và liền mạch; còn nhiều công đoạn vẫn phải xử lý thủ công, nhiều trường hợp còn làm tăng thêm việc, tăng thêm thời gian xử lý khi phải xử lý đồng thời theo cả phương thức truyền thống và điện tử. Nhận thức về dữ liệu số, nền tảng số và năng lực tổ chức triển khai còn chưa đầy đủ; lúng túng trong việc xác định mô hình tổng thể, chức năng, tính năng mô hình kiến trúc, các CSDL quy mô quốc gia, nền tảng số quốc gia, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai. Thiếu nguồn nhân lực cho chuyển đổi số…
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023, công tác chuyển đổi số của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng, quốc tế đánh giá thứ hạng của Việt Nam cao đáng kể như: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46, tăng 2 bậc so với năm 2022, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay. Liên minh Bưu chính thế giới xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 46, liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% . Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn năm 2023 là năm đồng hành đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023, Việt Nam đã có hơn 1.500 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng hơn 7% so với năm 2022. Tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2022.
Đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu mang lại kết quả cụ thể, giải quyết được các bài toán liên ngành mà trước đây rất khó giải quyết triệt để.
Báo cáo đánh giá cụ thể, Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số , kinh tế số và xã hội số đặt ra 62 mục tiêu, trong đó: 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%) và 17 mục tiêu cần phải nỗ lực tập trung mới có thể hoàn thành đúng hạn (chiếm 27,5%). Kế hoạch năm 2023 đặt ra 126 nhiệm vụ, 102 nhiệm vụ đã hoàn thành, đạt tỷ lệ 81%.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng nêu rõ những khó khăn, vướng mắc như thể chế số còn chưa đầy đủ, đồng bộ, dẫn đến việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường số chưa được thông suốt và liền mạch; còn nhiều công đoạn vẫn phải xử lý thủ công, nhiều trường hợp còn làm tăng thêm việc, tăng thêm thời gian xử lý khi phải xử lý đồng thời theo cả phương thức truyền thống và điện tử. Nhận thức về dữ liệu số, nền tảng số và năng lực tổ chức triển khai còn chưa đầy đủ; lúng túng trong việc xác định mô hình tổng thể, chức năng, tính năng mô hình kiến trúc, các CSDL quy mô quốc gia, nền tảng số quốc gia, mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương; thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương trong triển khai. Thiếu nguồn nhân lực cho chuyển đổi số…
Đối với tỉnh Thanh Hóa, năm 2023, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã ban hành 01 Chỉ thị, 15 Quyết định, 06 Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo về công tác chuyển đổi số. Với quyết tâm thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số; đổi mới phương thức làm việc; quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; trong thời gian qua, toàn tỉnh đã có nhiều sự thay đổi, đổi mới và hiện đại hóa nền hành chính. Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các quan khối Đảng, Chính quyền, Đoàn thể ở cả 03 cấp trên nền tảng tích hợp dữ liệu của tỉnh; thực hiện việc kết nối, chia sẻ, trao đổi văn bản điện tử giữa Chính quyền và Doanh nghiệp. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 2.939.433 lượt văn bản; tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98,5%.Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh cung cấp 842 dịch vụ công trực tuyến một phần và 868 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 1.710 dịch vụ (Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 22/8/2023); tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn đạt 98%. Đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022 theo Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành việc kết nối chính thức giữa Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa của tỉnh với cơ sở dữ liệu Quốc Gia về Dân cư từ ngày 20/02/2023; giúp cho người dân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính được định danh và xác thực điện tử thông suốt; không phải khai báo thông tin ban đầu. . Kinh tế số đã bước đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tỷ trọng đóng góp kinh tế số của tỉnh trong tổng quy mô nền kinh tế đạt 8,28%...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác CĐS năm 2023 và biểu dương sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về CĐS, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm qua là rất đáng phấn khởi nhưng chúng ta không được thỏa mãn, không chủ quan, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình CĐS, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những bài học rút ra trong quá trình CĐS thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện mục tiêu CĐS, đó là phải luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong CĐS. Trong quá trình thực hiện, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn và hành động phải quyết liệt.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo CĐS các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt đông CĐS trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia CĐS, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho CĐS; chủ động phối hợp, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Những kết quả đạt được trong năm qua là rất đáng phấn khởi nhưng chúng ta không được thỏa mãn, không chủ quan, cần phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa vì sự phát triển bền vững; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong quá trình CĐS, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và những bài học rút ra trong quá trình CĐS thời gian qua. Đồng thời nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng trong thực hiện mục tiêu CĐS, đó là phải luôn có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong CĐS. Trong quá trình thực hiện, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn và hành động phải quyết liệt.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ban chỉ đạo CĐS các cấp khẩn trương ban hành kế hoạch CĐS năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất, sát với yêu cầu thực tiễn. Đồng thời tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt đông CĐS trên các lĩnh vực, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể. Huy động hiệu quả các nguồn lực tham gia CĐS, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của người dân, kết hợp với sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của thời đại.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải vào cuộc đồng bộ, tích cực, tạo nguồn lực cho CĐS; chủ động phối hợp, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)