KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN, ĐOÀN KẾT HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGNgày 08/03/2024 00:00:00 KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN, ĐOÀN KẾT HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Năm 2024 là năm ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chủ đề: Nâng cao chất lượng truyền thông, phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; cùng các đại biểu làm thủ tục chính thức khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S. Không ngừng lớn mạnh toàn diện cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua, ngành TT&TT Thanh Hóa đã có những bước tiến khả quan, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trở thành đầu tàu dẫn dắt quá trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Các hoạt động về thông tin, tuyên truyền được chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả; công tác quản lý hoạt động báo chí và mạng xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại; hoạt động ứng dụng, phát triển CNTT, CĐS và đảm bảo an toàn thông tin mạng được các cấp, các ngành quan tâm triển khai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được ưu tiên triển khai thực hiện, nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch đã được ban hành tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện công tác TT&TT. Năm 2023 là năm báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội; công tác hướng dẫn tuyên truyền được triển khai kịp thời, đồng bộ, rộng khắp trên các lĩnh vực; công tác quản lý báo chí được tăng cường; hoạt động tác nghiệp của phóng viên được kiểm soát chặt chẽ; công tác phát ngôn, kiểm tra xử lý thông tin báo chí nêu được các đơn vị triển khai kịp thời... Thông qua đó đã tạo sự tin tưởng và đồng thuận cao của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục có bước chuyển dịch mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và xu thế bùng nổ của thương mại điện tử góp phần phát triển kinh tế số. Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông năm 2023 ước đạt 4.900 tỷ đồng bằng 102,42% so với cùng kỳ, bằng 102,08% kế hoạch được giao. An toàn thông tin mạng tiếp tục là điểm sáng, là niềm tin để người dân được bảo vệ thông tin trên không gian mạng. Trong năm 2023, 100% các hệ thống thông tin toàn tỉnh đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, được tổ chức giám sát, rà quét về an toàn thông tin; có 434 máy tính nhiễm mã độc, 954 máy tính có kết nối đến các tên miền độc hại ngoài internet, 940 máy tính tồn tại các lỗ hổng bảo mật đã được khắc phục, xử lý; đã thực hiện ứng cứu thành công 464 lượt sự cố liên quan đến phần mềm dùng chung. So với cùng kỳ năm 2022 số lượng cơ quan bị lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trên địa bàn được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả; hạ tầng số tiếp tục được quan tâm đầu tư, sẵn sàng phục vụ cho công tác CĐS; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia được đảm bảo tốt hơn; việc trao đổi và xử lý văn bản trên môi trường mạng được triển khai đồng bộ; Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh hiện cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%; Cổng dữ liệu mở của tỉnh hiện có 234 bộ cơ sở dữ liệu mở góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp; có nhiều mô hình hay được tổ chức ở cấp huyện, hiện nay đã có 47 xã hoàn thành CĐS cấp xã. Với việc triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết quả theo các báo cáo được công bố trong năm 2023 đánh giá cho năm 2022: Thanh Hóa xếp thứ 15 cả nước về CĐS cấp tỉnh (DTI) và xếp thứ 15 cả nước về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (tăng 35 bậc so với năm 2020). Xác định Thông tin báo chí, truyền thông là dòng chảy chính trong xã hội; Thực hiện mạnh mẽ CĐS tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện để thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số là khâu đột phá để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tập trung hướng dẫn, quản lý nâng cao chất lượng tuyên truyền, đặc biệt là công tác truyền thông chính sách; hoàn thiện hạ tầng số, xây dựng, phát triển dữ liệu số, tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT, CĐS; triển khai hiệu quả các mô hình, nền tảng số, đặc biệt tham mưu thúc đẩy CĐS ngành, lĩnh vực và CĐS trong doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh... quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh mạnh mẽ và hiệu quả. Đỗ Hữu Quyết Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôn
Đăng lúc: 08/03/2024 00:00:00 (GMT+7) KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN, ĐOÀN KẾT HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Năm 2024 là năm ngành thông tin và truyền thông (TT&TT) quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chủ đề: Nâng cao chất lượng truyền thông, phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; cùng các đại biểu làm thủ tục chính thức khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S. Không ngừng lớn mạnh toàn diện cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua, ngành TT&TT Thanh Hóa đã có những bước tiến khả quan, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trở thành đầu tàu dẫn dắt quá trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Các hoạt động về thông tin, tuyên truyền được chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả; công tác quản lý hoạt động báo chí và mạng xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) tiếp tục được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại; hoạt động ứng dụng, phát triển CNTT, CĐS và đảm bảo an toàn thông tin mạng được các cấp, các ngành quan tâm triển khai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được ưu tiên triển khai thực hiện, nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch đã được ban hành tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện công tác TT&TT. Năm 2023 là năm báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội; công tác hướng dẫn tuyên truyền được triển khai kịp thời, đồng bộ, rộng khắp trên các lĩnh vực; công tác quản lý báo chí được tăng cường; hoạt động tác nghiệp của phóng viên được kiểm soát chặt chẽ; công tác phát ngôn, kiểm tra xử lý thông tin báo chí nêu được các đơn vị triển khai kịp thời... Thông qua đó đã tạo sự tin tưởng và đồng thuận cao của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục có bước chuyển dịch mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và xu thế bùng nổ của thương mại điện tử góp phần phát triển kinh tế số. Doanh thu dịch vụ bưu chính, viễn thông năm 2023 ước đạt 4.900 tỷ đồng bằng 102,42% so với cùng kỳ, bằng 102,08% kế hoạch được giao. An toàn thông tin mạng tiếp tục là điểm sáng, là niềm tin để người dân được bảo vệ thông tin trên không gian mạng. Trong năm 2023, 100% các hệ thống thông tin toàn tỉnh đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, được tổ chức giám sát, rà quét về an toàn thông tin; có 434 máy tính nhiễm mã độc, 954 máy tính có kết nối đến các tên miền độc hại ngoài internet, 940 máy tính tồn tại các lỗ hổng bảo mật đã được khắc phục, xử lý; đã thực hiện ứng cứu thành công 464 lượt sự cố liên quan đến phần mềm dùng chung. So với cùng kỳ năm 2022 số lượng cơ quan bị lây nhiễm mã độc, kết nối vào mạng máy tính ma botnet đã giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng CNTT, CĐS trên địa bàn được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả; hạ tầng số tiếp tục được quan tâm đầu tư, sẵn sàng phục vụ cho công tác CĐS; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong nội tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia được đảm bảo tốt hơn; việc trao đổi và xử lý văn bản trên môi trường mạng được triển khai đồng bộ; Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh hiện cung cấp 890 dịch vụ công trực tuyến một phần và 872 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,61%; Cổng dữ liệu mở của tỉnh hiện có 234 bộ cơ sở dữ liệu mở góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân và doanh nghiệp; có nhiều mô hình hay được tổ chức ở cấp huyện, hiện nay đã có 47 xã hoàn thành CĐS cấp xã. Với việc triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết quả theo các báo cáo được công bố trong năm 2023 đánh giá cho năm 2022: Thanh Hóa xếp thứ 15 cả nước về CĐS cấp tỉnh (DTI) và xếp thứ 15 cả nước về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (tăng 35 bậc so với năm 2020). Xác định Thông tin báo chí, truyền thông là dòng chảy chính trong xã hội; Thực hiện mạnh mẽ CĐS tỉnh Thanh Hóa một cách toàn diện để thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số là khâu đột phá để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tập trung hướng dẫn, quản lý nâng cao chất lượng tuyên truyền, đặc biệt là công tác truyền thông chính sách; hoàn thiện hạ tầng số, xây dựng, phát triển dữ liệu số, tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin trong ứng dụng CNTT, CĐS; triển khai hiệu quả các mô hình, nền tảng số, đặc biệt tham mưu thúc đẩy CĐS ngành, lĩnh vực và CĐS trong doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GRDP của tỉnh... quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành TT&TT trên địa bàn tỉnh mạnh mẽ và hiệu quả. Đỗ Hữu Quyết Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thôn
|